Top 3 cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề ai cũng biết là một việc làm quan trọng mà bất cứ công trình nhà ở nào cũng cần phải thực hiện…
Tuy nhiên thực hiện như thế nào để hiệu quả và có độ bền cao thì không phải ai cũng biết!
Mục lục
Cách chống thấm khe tiếp giáp nhà liên kề
Thấu hiểu được điều này, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ 3 phương pháp chống thấm hoặc xử lý sự cố thấm tường mà đại đa số các đơn vị chống thấm đều áp dụng cho các công trình.
Cùng tìm hiểu.
1. Chống thấm bằng máng hoặc mái tôn
Thiết kế 1 máng tôn ( tường 2 nhà không bằng nhau)
Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.
Chống thấm bằng mái tôn ( nhà 2 bên cao bằng nhau)
Sử dụng tôn kẽm hoặc tôn nhựa, tạo thành hình chóp mái bao phủ hết 2 khe nhà và cho chảy ngược lại vào sân thượng
Lưu ý: Giữa khe 2 nhà có bờ tường để ngăn nước sẽ trôi ngược lại.

2. Chống thấm bằng màng chống thấm gốc bitumen
Phương án này áp dụng nếu tường 2 nhà cách nhau <7cm
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
– Nếu Tường cao bằng nhau, thì bạn cạo sạch cả 2 nền sân thượng cho hết những phần vữa yếu, bẩn đi.
– Nếu là khe có tường cao thấp, thì cạo sạch sàn trần nhà thấp
Bước 2: Dùng máy thôi sạch những điểm vừa cạo, để đảm bảo không còn nước đọng lại.
Bước 3: Phủ lớp chống thấm gốc bitum lên khoảng tường cần chống thấm.
Bước 4: Thổi đèn khò để màng chảy bám vào nơi cần chống thấm.

3. Chống thấm ngược tường tiếp giáp
- Nhà mới xây thì: Xây gạch xong không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.
- Nhà cũ: Cạo sạch lớp vữa hiện tại và tiến hành chống thấm
Các bước thực hiện
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt tương cần chống thấm
Bước 2: Quét lớp phụ gia chống thấm (sika latex hoặc Latex HC) để làm chất kết nối
Bước 3: Phun 2 lớp dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC ( mỗi lớp cách nhau 4 – 5 tiếng )
Bước 4: Đợi 2 – 3 ngày để lớp chống thấm khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược,
- Nếu có hiện tượng “nước đổ lá sen” là đạt
- Nếu vị trí nào mà nước vẫn thấm thì tiến hành quét lại.
Bước 5: Trát vữa hoàn thiện.

Như vậy! Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ 3 phương pháp chống thấm khe tiếp giáp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng qua nội dung này sẽ giúp bạn có thể tự thực hiện hoặc nắm được kỹ thuật khi giáp sát đơn vị thi công xử lý chống thấm cho công trình của mình.