AD

Chống thấm tường : Nguyên nhân và chi tiết các bước xử lý triệt để nhất

AD

Chống thấm tường : Nguyên nhân và chi tiết các bước xử lý triệt để nhất

Bạn muốn chống thấm tường triệt để ? Cường Thịnh JSC chắc chắn sẽ giúp bạn hài lòng bởi dịch vụ cũng như hướng dẫn trong bài viết này

Qua bài viết bạn sẽ biết được

  • Nguyên nhân gây thấm tường
  • Các loại vật liệu tốt nhất
  • Những phương pháp xử lý chống thấm hiệu quả
  • Dịch vụ và báo giá thi công chống thấm tường

Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu chi tiết

Nguyên nhân gây thấm tường thường gặp

Tường bị thấm nước là hiện tượng nước từ bên ngoài, thấm dần qua các phân tử bên trong của bức tường, phá hỏng cấu trúc bên trong của bức tường và thậm chí là thấm sang mặt bên kia gây mất thẩm mỹ cho không gian trong nhà.

AD

Trải qua nhiều công trình, Cường Thịnh JSC nhận ra một số nguyên nhân gây thấm tường thường gặp nhất

Tường nhà liên tục tiếp xúc với nước

Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.

Ống thoát nước sàn bị hỏng

Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.

Tường nhà xuống cấp

Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn.

Thi công ẩu, sai kỹ thuật

Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.

Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Nguyen nhan gay tham tuongNguyen nhan gay tham tuong

Vật liệu chống thấm tường tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu dùng để xử lý chống thấm cho tường nhà với nhiều mức giá khác nhau.

Trải qua nhiều công trình đã thực hiện, Cường Thịnh sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại vật liệu xử lý triệt hiện tượng thấm tường cũng như có độ bền cao nhất

Các loại Sika chống thấm tường hiệu quả

Sika chống thấm là một các thương hiệu được nhắc đến đầu tiên khi nói về chống thấm. Đối với việc xử lý thấm tường thì Sika cũng có những loại vật liệu nổi bật dưới đây

1. Sika Latex TH

Sika Latex TH là phụ gia loại nhũ tương Styrene Butadiene cải tiến được trộn với xi măng hoặc vữa xi-măng-cát nhằm gia tăng tính kết dính và khả năng chống thấm.

Sika Latex THSika Latex TH

Các ưu điểm

  • Kết dính tuyệt hảo
  • Giảm thiểu sự co ngót
  • Tăng tính co giản
  • Chống thấm tuyệt hảo
  • Tăng tính kháng mài mòn hóa học. Không độc
  • SikaLatex® TH không bị chuyển thành dạng nhũ tương lại ngay cả trong những điều kiện có độ kiềm cao
  • Thích hợp cho các lớp vữa trát tiếp xúc với nước uống
  • Lớp vữa trát sàn có cường độ cao
  • Để chế tạo vữa trám và dặm vá ở những cần lớp hoàn thiện mỏng
  • Chất kết dính cho lớp vữa trát

Xem thêm thông tin và cách thi công chống thấm bằng Sika Latex TH

2. Sika Raintite

Sika Raintite là hợp chất chống thấm đàn hồi kháng UV dạng sệt gốc Acrylic

Sika RaintiteSika Raintite

Các ưu điểm

  • Chịu được thời tiết và kháng tia UV
  • Dễ sử dụng và thi công
  • Không dùng lớp lót
  • Bám dính tốt với nhiều loại vật liệu
  • Đàn hồi tốt
  • Linh hoạt
  • Không độc
  • Không thúc đẩy sự phát triển rêu, nấm

Thông tin và cách thi công chống thấm bằng Sika Raintite

3. Sika Lite

AD

Sika Lite là một hợp chất chống thấm dạng lỏng chế tạo sẵn để sử dụng được ngay sẽ phản ứng với các thành phần trong hỗn hợp cát: xi măng để trám các mao dẫn và các lỗ hổng trong bê tông.

Trong khi trám ngăn chặn sự thấm nước, bề mặt nền vẫn tiếp tục thở.

Các ưu điểm

  • Giảm sự hút nước
  • Tăng tính chống thấm
  • Tăng tính thi công
  • Không độc hại
  • Không có Clorua

Các loại sơn chống thấm tường nổi bật nhất

Sơn chống thấm là loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Dùng sơn chống thấm tường không chỉ giúp cho tường có khả năng chống thấm mà chúng còn làm giảm độ bám dính của nấm mốc bảo vệ được mỹ quan cho ngôi nhà.

Sơn Kova CT11A chống thấm tường

Chống thấm tường với lớp màng bảo vệ chống tia Uv, bảo vệ và ngăn nước thấm vào tường.

 Kova CT11A chong tham tuongKova CT11A chong tham tuong

Đặc tính

  • Bảo vệ sàn hoàn hảo, ngăn nước thấm vào bề mặt.
  • Liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng.
  • Chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao.
  • Độ bền rất cao trên 15 năm.
  • Không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.

Xem thêm: Sơn chống thấm kova ct11a giá bao nhiêu

Dulux Weathershield

Sơn nước ngoại thất cao cấp mang lại vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà.

Công thức cải tiến mới của Dulux Weathershield với công nghệ đột phá Smart Release với các hạt phân tử có khả năng giải phóng thông minh, hoạt động linh hoạt và bám chắc trên bề mặt sơn, ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của rêu mốc dài lâu hơn gấp 2 lần so với các loại sơn ngoại thất cao cấp khác trên thị trường, giúp bảo vệ màng sơn bền đẹp lâu hơn.

Mykolor Water Seal

Sơn Chống Thấm Pha xi măng – Mykolor Water Seal là sơn chống thấm thể lỏng được cấu tạo bởi hai dòng nhựa Pure Acylic và Styrene Acylic Compolymer. Khi sử dụng kếtt hợp với xi măng tỉ lệ 1:1 theo khối lượng, làm tăng khả năng chống thấm và khả năng bám dính cực tốt cho tất cả các bề mặt bê tông, vữa xi măng, sàn sân thượng, hồ bơi, sân thượng, bồn tắm, sê no, chân tường, sàn nhà vệ sinh.

Sản phẩm có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống ch các bè mặt nằm ngang và chống thấm từ phía bề mặt được thi công cho các bề mặt thẳng đứng.

Jotun Waterguard

AD

Sơn chống thấm có màu Jotun Waterguard là sản phẩm sơn chống thấm gốc acrylic biến tính bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước. Với công thức chống thấm tiên tiến giúp ngăn chặn sự thấm nước, sự phát triển của nấm mốc và bảo vệ màng sơn không bị hư hại. Sản phẩm phù hợp để sơn những bề mặt bê tông và tường tô vữa ngoài trời.

cac loai son chong tham tuongcac loai son chong tham tuong

Xem thêm: Các loại sơn chống thấm tường ngoài trời tốt nhất hiện nay

Các cách chống thấm tường ngoài trời hiệu quả nhất

Việc thi cống chống thấm tường khá phức tạp, ngoài chuẩn bị vật liệu thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết và đặc biệt lưu tâm đến vấn đề an toàn khi thi công.

Tuy nhiên Cường Thịnh sẽ vấn chia sẻ một số cách thi công chống thấm tường nhà hiệu quả nhất.

Cách chống thấm tường nhà cũ

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Cạo lớp sơn tường cũ, lớp sơn bị bong tróc của tường.

Vệ sinh sạch những vị trí bị thấm dột, dùng bàn chải sắt tẩy lớp rong rêu phủ trên bề mặt tường.

Bước 2: Xử lý bề mặt

Xử lý những kẽ hở, vết nứt lớn do lâu ngày bị co giãn, sụt lún bằng cách dùng keo/vữa chống thấm trám những vị trí này lại.

Bước 3: Sơn chống thấm và hoàn thiện

Thực hiện trộng và sơn chống thấm Kova, SiKa, Polyurethane… theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Sau khi lớp chống thấm tường nhà cũ đã khô bạn có thể tiến hành sơn phủ màu cho thẫm mỹ cao.

Phương pháp chống thấm tường nhà mới xây

Việc chống thấm cho tường ngoài trời đối với công trình mới xây đơn giản hơn tường nhà cũ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý thực hiện theo các bước như sau

Làm sạch bề mặt: Đánh giấy nhám, làm sạch bề mặt cho tường nhà.

AD

Sơn chống thấm : Sau khi làm phẳng và sạch bề mặt tường, các bạn tiến hành quét sơn chống thấm ngoài trời

Các loại sơn chống thấm ngoài trời

  • Sơn chống thấm Dulux
  • Sơn chống thấm Jotun
  • Sơn chống thấm Kova
  • Sơn chống thấm Lucky Paint
  • Sơn chống thấm Spec
  • Sơn chống thấm Mykolor
  • Sơn chống thấm ngoài trời Sika

Lưu ý: Các bạn cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà liền kề

Việc thấm nước tường ở các căn nhà liền kề chắc chắn là sự cố thường gặp nhất hiện nay.

  • Nếu nhà bạn xây trước thì thường được trát tường và xử lý chống thấm từ đầu, tuy nhiên theo thời gian thì vẫn sẽ bị thấm nước
  • Đối vời nhà xây sau, do không trát cũng như xử lý chống thấm nên việc thấm nước chắc chắn sẽ xảy ra.

Để xử lý sự cố này, bạn cần thực hiện theo phương pháp sau

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Không gian giữa khe tường mặc dù nhỏ chúng ta không quan sát được. Song nó lại lớn so với dòng chảy của nước. Mỗi khi trời mưa, nếu phía trên không được che chắn, nước sẽ chảy vào. Đây là tác nhân chính cho mọi sự cố thấm dột.

Cách chống thấm ở khe tiếp giáp

  • Cách 1: Sử dụng keo chống thấm khe tường
  • Cách 2: Xử lý khe hở bằng tôn lá
  • Cách 3: Sử dụng màng chống thấm
  • Cách 4: Sử dụng vữa chống thấm Sika

Mục đích của việc này là ngăn nước chảy vào khe tiếp giáp nên tùy theo độ rộng của khe tiếp giáp giữa 2 tường để xác định phương án thi công.

AD

Tham khảo: Top 3 cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề

Thường khi xử lý tốt khe tiếp giáp thì việc bị thấm nước sẽ không còn xảy ra nữa nên bạn chỉ cần vệ sinh lại các điểm đã thấm và quét sơn lại.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp khó khăn khi “hàng xóm tốt bụng” nhất quyết không cho bạn thi công chống thấm khe tiếp giáp, tường tầng hầm… Với trường hợp này bạn bắt buộc phải thi công chống thấm ngược ( từ là chống thấm từ bên trong )

Có khá nhiều cách thi cống chống thấm ngược, tuy nhiên phương pháp bơm foam ngược là hiệu quả và có độ bền cao nhất.

Chống thấm ngược tường nhà liền kề

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Khoan lỗ đường kính 14mm tại những vị trí rò rỉ nước và đóng kim bơm vào các vị trí đã khoan, xoay kim bơm theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bám chặt vào tường.
  • Bước 2: Sử dụng keo UF-3000, TC-669, TC-669, SL-668, SL-669 để bơm vào những vị trí rò rỉ nước bằng máy bơm áp lực thông qua kim bơm đã gắn trước đó. Keo sử dụng để chống thấm ngược có độ trương nở 5 -50 lần thể tích dễ dàng lấp đầy các vị trí bê tông rỗng và mạch dừng thi công, thời gian đông kết của keo khoản 60 -:- 90 giây và tạo thành lớp màng chặn nước hoàn toàn.
  • Bước 3: Theo dõi các vị trí đã bơm nếu vẫn còn rò rỉ nước thì các việc trên sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi ngưng nước hoàn toàn.
  • Bước 4: Sau khi vị trí rò rỉ nước đã khô, tiến hành cắt bỏ ống bơm, xoay kim bơm theo chiều ngược kim đồng hồ và trám các vị trí đã khoan.

Như vậy nội dung trên, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn đầy đủ các

  • Nguyên nhân gây thấm tường
  • Vật liệu và phương pháp thi công chống thấm tường

Cường Thịnh JSC cũng tự hào mang đến các bạn dịch vụ chống thấm tường triệt để và bền lâu. Nếu bạn quan tâm, xin xem tiếp nội dung tiếp theo của chúng tôi.

Dịch vụ chống thấm tường của Cường Thịnh JSC

Đi vào hoạt động từ 2008, trải qua 13 năm qua, Cường Thịnh đã thi công chống thấm tường cho rất nhiều công trình nhà mặt đất, công trình chung cư, tòa nhà văn phòng…tại TP Hà Nội. Chúng tôi thật tự hào khi trở thành 1 trong những đơn vị chống thấm luôn nhân được đánh giá cao từ khách hàng.

Cam kết của chúng tôi

  • Kỹ sư tư vấn miễn phí theo yêu cầu của khách hàng tận nơi
  • Báo giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu trước khi tiến hành kí hợp đồng
  • Đảm bảo các công nhân thi công đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề
  • Thời gian thi công đảm bảo theo đúng cam kết
  • Cam kết chống thấm 100%
  • Bảo dưỡng khu vực sữa chữa trong thời gian quy định, đảm bảo vị trí thi công đủ thời gian khô tốt nhất.

Sau khi thi công xong thì khách hàng mới cần thanh toán, mọi thông tin phản hồi sau quá trình đều được tiếp nhận và xử lý trong vòng 24 giờ.

Quy trinh thuc hien Dich vu chong tham tuong cua Cuong Thinh JSCQuy trinh thuc hien Dich vu chong tham tuong cua Cuong Thinh JSC

Liên hệ dịch vụ chống thấm tường tại Hà Nội

Rất mong được phục vụ bạn trong thời gian tới, mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ tới :

Hotline

Gọi Điện Ngay

Tư vấn Online

Chat Zalo
Chat Facebook

Bảng giá chống thấm tường năm 2021

Dưới đây là bảng giá thi công chống thấm tường ngoài trời để bạn có thể tham khảo và trự trù quyết toán trước khi thi công:

TT Chất liệu thi công Đvt Đơn giá (vnđ)
1 Giá chống thấm tường bằng sika latex 160.000
2 Sử dụng miếng dán tường chống thấm nước ngoài trời 120.000
3 Giá Sơn chống thấm tường nhà ngoài trời 80.000
4 Bình xịt chống thấm tường 140.000
5 Giá Sơn dầu chống thấm tường 95.000
6 Dung dịch chống thấm tường nhà 85.000
7 chống thấm tường bằng tôn 180.000
8 Xử dụng keo chống thấm tường ngoài trời 250.000

Lưu ý: Bảng giá tính mang tính tham khảo, giá thực tế có thể thay đổi theo mức giá nhân công, vật liệu cũng như điều kiện thi công.

Cám ơn bạn đã qua tâm.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

AD
×